Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

LÃO NÔNG TRI ĐIỀN



LÃO NÔNG TRI ĐIỀN


Đã từng một nắng hai sương, 
Cùng Trâu cặm cụi với đường cày xưa, 
Từng “vắt đất thay Trời  mưa”, 
Từng “Cốt cán”, từng say sưa phất cờ, 
Từng “Quân chủ lực”, từng mơ, 
“Đấu” cho giai cấp lên bờ xuống ao! 
Thóc, Quân không thiếu chút nào. 
 Đắp đê ngăn lũ chống sào giữ quê. 
 Trai làng chiến đấu không về, 
 lũy làng phụ lão một bề lo toan… 

 bây giờ hiện đại hân hoan, 
 Khu công nghiệp mọc lan tràn đồng quê. 
 Trai làng ra phố  làm thuê, 
 Gái làng xuất ngoại mang về hư vinh. 
 Lão nông ôm gối lặng thinh, 
 Nhấm hạt thóc tự vinh danh “tri điền”!



Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

CRƯM

Một góc Sevastopol bên bờ Biển Đen(http://tamnhin.net/) 

 CRƯM 

Ba bề biêng biếc biển xanh,

Thông reo gió, nắng chênh vênh dốc vàng,

Bạc đầu bao ngọn sóng hoang,

Dưới chân sóng, biển vẫn ngàn ngạt xanh.

Crưm ơi! Chúc yên bình!

Giữa mù mịt, rọi tim mình Đan-kô

                                                                03/2014




Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Lục bát - Phạm Ngọc San



ĐƯỜNG HEO MAY



Ấm mềm giọt nắng đấy ư?!
Về đi,
ơi hỡi !
mùa thu, hỡi người !

Nhạt nhoà,
sắc đỏ phượng rơi
Một trời quan tái,
một trời nhớ thương…

Năm canh,
lạc giấc, đêm trường,
Mịt mờ mộng ảo,
lạc đường heo may.

Lá vàng chớm điểm hàng cây.
Mỏi mòn,
ta đợi bàn tay,
dịu dàng.

Rượu quê,
một chén mơ màng,
Về đi!
Trăng ủ tàng tàng men quê!


Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Lục bát - Phạm Ngọc San



PHÍA KHÔNG EM

  

      Mênh mông định hướng nào đây!
Gió thu lạnh buốt vén mây rụng chiều.
      Ánh vàng  nắng quái cợt trêu.
Cánh đồng tắt vụ liêu xiêu bóng người.
      Tôi đi về phía không tôi,
Và đi tìm phía chân trời không em.



KHÚC XẾ CHIỀU



Chiều ơi, đã xế chiều rồi,
Dấu xưa bóng cũ chưa dời chân đi
Gió chiều còn ngại ngần chi?
Hãy về rủ rỉ những khi chiều về.

Nắng cuối ngày nắng đam mê,
Lại dìu cánh lá rơi về với đêm...
Khúc xế chiều, khúc nhẹ êm.
Hoàng hôn  tim tím nhuốm  miền nhớ mong.

Xế chiều,  chiều xế lửa lòng,
Xế chiều vẫn cứ ngóng trông chiều chiều…



XIN EM!

             Xin Em, Em cứ hững hờ,
Với  thế  nhân, cả trong mơ của mình. 
            Trừ anh, và dưới cỏ xanh, 
Những đồng chí của chúng mình. Hỡi em!






Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Đôi điều về thơ lục bát


Đôi điều về thơ lục bát

(Bài gom về từ lucbat.com (mục: Lục bát xưa và nay)



  LỤC BÁT là thể thơ cổ truyền của người VIỆT từ lâu đã ăn sâu bắt rễ trong nhân dân, thể hiện rõ tính dân tộc của thơ Việt Nam. Đã là người VIỆT, có ai không thuộc đôi câu LỤC BÁT. Từ người có học vị cao đến người dân không biết chữ, đều có thể thuộc và thậm chí ứng tác một đôi câu lục bát trong giao tiếp đời thường.


     Gọi là thơ Lục bát vì trong bài thơ có 2 cặp câu: trên 6, dưới 8 đi liền với nhau
     Ví dụ:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
     Có thể nói Lục bát là thể thơ phổ biến nhất trong dân gian được thể hiện dưới các dạng Thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè, hát ru, hát sẩm, chầu văn, cò lả…và cả trong các điệu chèo như: sa lệnh, đường trường sa mạc, trống quân. Cả trong hát ví, sẩm xoan, xẩm chợ, bài chòi… Có tới trên một trăm điệu hát khác nhau, thường hay có nhiều từ đệm xen vào, nhưng cốt lõi vẫn là LỤC BÁT.

     Ví dụ:
     - Sa mạc:
Này anh Khoá ơi! Kể tư ngày em tiễn chân anh ra tận bến tàu
Đôi tay em rở cái khăn trầu em lấy đưa anh.
     - Cò lả:
Con cò , cò bay lả, lả bay la
Bay qua, qua cửa Phủ, Phủ bay về, về Đồng Đăng
     - Chầu văn:
A! a! Tôi chầu Đổ bác tướng quân,
Đệ tứ hung thần, ngài  thống trị nhân gian
Trong tay ngài binh tướng có muôn vàn,
Ngài phất cờ Thống chế ớ lên đàn ngài chỉ huy.
                                                   (TÚ MỠ)
     - Trống quân:
Trên trời thời ma có đám mây xanh,
Ở giữa thời mây trắng mà chung quanh chứ mây vàng.
                                                   (Thình thùng thình)
     - Hát sẩm:
Anh thì hàn, Anh thì hàn
Kém chi ai, anh cũng mang tiếng anh thì hàn
Tuy rằng anh không chức trọng quan sang trên đời
Nói phăng ra anh cóc sợ ai cười,
Anh chỉ hàn soong, hàn chảo hàn nồi hàn xanh.
     - Hát ru:        
Hạ á à, hạ à ơi!
Trời ư mưa bong bóng a phập phồng,
Mẹ ư đi lấy chồng, con ở a với ai!
     - Thơ:
     Rất nhiều các nhà thơ có những áng thơ lục bát để đời. Trong đó áng văn chương bất hủ của dân tộc ta là TRUYỆN KIỀU của thi hào Nguyễn Du.
     Nói về LỤC BÁT trong bài tựa sách 'Quốc âm từ điệu'( thế kỷ XI ) đã viết: 'Ở thể thất ngôn thì có hình đối lập với nhau, ở lục bát thì có vẻ quanh co, lưu chuyển, đó là chỗ khác nhau vậy….'
'Thể lục bát đâu cũng quen thuộc, không hẹn mà giống nhau, tao nhân mặc khách mở miệng nên thơ, gái dệt trai cày nói lời hợp điệu, cho đến câu hát của xóm làng, lời đùa của con trẻ, cũng không gì là không nhịp nhàng, hợp điệu”.
     Nhịp điệu trong thơ - đó là tính âm nhạc trong thơ. Một bài thơ hay một câu thơ đi vào lòng người ngoài nội dung truyền tải phải là một khúc ca. LỤC BÁT có đầy đủ thuộc tính đó. Bởi VẦN và NHỊP ĐIỆU của lục bát rất uyển chuyển, dễ thuộc :

     1- VẦN CỦA LỤC BÁT
Những từ cùng âm điệu tạo nhịp cầu nối liền về âm luật cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.
Thơ Lục bát vần rất đơn giản.Có 2 loại vần:
Vần bằng: Vần của cậu lục cũng như câu bát đều là thanh bằng.
- Vần cước : (vần chân : vc) ở cuối câu lục và cuối câu bát.
- Vần yêu : (vần lưng : vl) ở giữa câu bát (từ thứ 6 hoặc cá biệt ở từ thứ 4).
     Ví dụ:
Trăm năm tính cuộc vuông tròn (vc)
Phải dò cho đến ngọn nguồn (vl) đáy sông.(vc)
Nàng rằng muôn đợi ơn lòng (vc)
Chút e bên thú bên tòng (vl) dễ đâu (Vc)
     Và cứ thế tiếp diễn.
     Hay như:
Trên trời mây trắng như bông (vc),
Ở dưới cánh đồng (vl),bông trắng như mây(vc)
(Cao dao mới NGÔ VĂN PHÚ)
     Trong lục bát vần lưng và vần chân liên  tiếp móc nối với nhau.
Vần trắc: Trong thơ lục bát vần trắc rất ít dùng.Thỉnh thoảng mới gặp trong phong dao.
Tò vò mày nuôi con nhện,
Đến khi nó nhớn,nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti,
Nhện ơi,nhện hỡi,mày đi đàng nào?
     Đây chỉ là những nguyên tắc chung, trong lục bát còn nhiều ngoại lệ và biến thể, nhưng ta không bàn đến.

     Thơ LỤC BÁT có những niêm luật riêng

     2- NIÊM LUẬT THANH ĐIỆU BẰNG TRẮC.
Thanh bằng:
Những từ thuộc  thanh bằng:
 - Thanh bằng cao (thanh ngang : những từ không dấu )
 - Thanh bằng thấp(thanh huyền: những từ có dấu huyền)
Thanh trắc:
Những từ có các dấu: sắc,nặng hỏi ngã đều thuộc 4 thanh trắc:

Niêm luật bằng trắc trong thơ lục bát:
Luật bằng - trắc cho cả câu lục và câu bát:
                                                                       v. chân
                                                                       câu lục
 Từ    :  1        (2)       3        (4)    5       (6)     7      (8)
Thanh: Tựdo    bằng     tựdo   trắc   tựdo    bằng   tựdo    bằng
       
                                                                        v.lưng          v.chân
                                                                        câu bát        câu bát
Trăm    năm   trong   cõi       người     ta (vần)
Chữ    tài     chữ     mênh    khéo    là(vl)   ghét  nhau (vc)
Trải      qua     một    cuộc     bể       dâu(vc)
Những  điều  trông   thấy     mà      đau(vl)   đớn  lòng(vc)
 - Từ thứ 2 của câu lục và câu bát phải là thanh bằng
 - Từ thứ 4 của câu lục và câu bát phải là thanh trắc
 - Các từ số 2,4,6 và 8 phải dứt khoát theo đúng luật bằng trắc
 - Các từ số 2 và sô 4 của câu lục NÊM với từ số 2 và số 4 của câu bát
- Nếu  từ số 2 của câu lục thanh trắc, thường ở dạng tiểu đối, tức là mỗi vế 3 từ đối nhau và theo luật:
Từ      :   1       (2)      (3)     4         5      (6)
Thanh :  tựdo   trắc     trắc     tựdo       tựdo      bằng(vc)
Khi   chén rượu, lúc cuộc cờ
Nước   vỏ  lựu, máu  mao  gà
Người   quốc   sắc, kê   thiên   tài
Khi   tựa  gối, khi  cúi  đầu….
- Nếu  từ số 2 của câu bát là thanh trắc thì

Từ        1      (2)     3      (4)     5     (6)     7      (8)
---------------------------------------------------------------------------
Thanh  Tựdo  trắc     tựdo   bằng  tựdo   trắc   tựdo    bằng
                                        (vần)              (vần)                                                             
     Ví dụ:            

- Có con thì mặc có con,
Lưng thắt cho tròn, đi lấy chồng quan.
- Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
     3- NHỊP ĐIỆU:
     Trong thơ lục bát, việc ngắt nhịp không cố định. Có khi là nhịp 2, nhịp 3, nhịp 4 hoặc nhịp 5, xen kẽ nhau tuỳ giai điệu:
Hôm qua / em đi tỉnh về,
Đợi 


/ ở mãi con đê  đầu làng.

Khăn nhung / quần lĩnh / rộn ràng
Áo cài khuy bấm,/ em làm khổ tôi!
Nào đâu / cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi / nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu / cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ / cái quần nái đen?
………
Hôm qua / em đi / tỉnh về,
Hương đồng / gió nội / bay đi / ít nhiều!

     Đặc biệt trong TRUYỆN KIỀU, ta thấy rất rõ thi hào Nguyễn Du đã sử dụng tài tình (không nói đến ngôn từ) các thủ thật như: trung đối, tiểu đối, điệp vận, phong yêu… tạo nên nhạc điệu vô cùng phong phú.

     4- LỤC BÁT VỚI NHỊP SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI   

     LỤC BÁT nhiều ưu điểm như vậy, hay như vậy, dễ làm như vậy …nhưng trong nhịp sống hối hả đương đại, tư duy của người đương đại cũng theo một nhịp điệu tố lốc… thì LỤC BÁT sẽ được áp dụng thế nào trong nền thi ca Việt Nam đương đại? Và làm thế nào giữ gìn thể Lục bát mà vẫn phù hợp với nhịp sống mới ngày nay?
     LỤC BÁT hay THƠ MỚI, hay ĐƯỜNG LUẬT v.v…đều là công cụ của nhà thơ. Nhà thơ chọn thể thơ phù hợp với nội dung và nhịp điệu của bài thơ mà tác giả sáng tác. Nếu ngôn từ của lục bát ngày nay không dùng các từ ước lệ, thể thơ biến cách …. Thì liệu thế nào nhỉ?

     Có một lần tôi đọc một bài thơ MỚI, loại thơ không vần của một nhà thơ trẻ, bài thơ nhịp tư duy dồn dập, lập ý cao siêu, lập ngôn trừu tượng, tôi cũng cảm được cái hay… Nhưng rồi thầm nghĩ : “Sao giống thơ dịch thế, ý ăm ắp còn nhạc điệu ở đâu nhỉ?
     Ta có thể thuộc được bài thơ này không???
      Nếu các cháu học sinh phải học thuộc lòng thì thế nào nhỉ ???”
     Và bất giác ngâm câu KIỀU: “Rằng hay thì thật là hay…..”
                                                                30/04/2009
Phạm Ngọc San sưu tầm và biên soạn
(Tài liệu tham khảo: Tục ngữ ca dao VN, Các thể thơ của Tác giả Lạc Nam, Tạp chí nghiên cứu VH...)








Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Thơ Nguyễn Bính

Nguyễn Bính - Tác phẩm thơ lục bát


Đôi nét về thân thế và tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Bính

(Nguồn tư liệu: thivien.net ) 

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại làng Thiện Vinh, huyện Vụ Bảng, tỉnh Nam Định. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, tự học ở nhà, bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi, được giải khuyến khích thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn năm 1937 với tập thơ "Tâm hồn tôi".

Ông tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, tập kết ra Bắc năm 1954, làm việc tại Hội văn nghệ Việt Nam, Ty văn hóa thông tin Nam Hà. Năm 1958, Nguyễn Bính làm chủ bút báo Trăm hoa. Ông mất ngày 20 tháng 1 năm 1966 (chiều 30 Tết) tại Hà Nội.

Thơ Nguyễn Bính "chân quê", giản dị, mộc mạc, nhẹ nhàng, trong sáng, và hồn nhiên như ca dao trữ tình. Ông viết về làng quê qua lăng kính tình cảm lãng mạn, biểu lộ một tình quê, một hồn quê chân tình và gần gũi. Giáo sư Lê Đình Kỵ có nhận xét về thơ Nguyễn Bính: "Nổi bật lên ở Nguyễn Bính là ca dao, ở cảm xúc lẫn tư duy, ở cả ý, tình, và điệu,..."

Tác phẩm tiêu biểu:
- Lỡ bước sang ngang (1940),
- Tâm hồn tôi (1940),
- Hương cố nhân (1941),
- Mây Tần (1942),
- Người con gái ở lầu hoa (1942),
- Tình nghĩa đôi ta (1960),
- Tuyển tập Nguyễn Bính (1984),
- Bóng giai nhân (1942),
- Tỳ bà truyện (1944)...


                           Tác phẩm: Lỡ bước sang ngang (1940)  

1. Đàn tôi5. Lá thư về Bắc9. Thời trước
2. Cô hái mơ6. Lòng mẹ10. Thoi tơ
3. Cô lái đò7. Lỡ bước sang ngang11. Tương tư
4. Không đề8. Mưa xuân


Trích thi phẩm lục bát trong T/P "Lỡ bước sang ngang"


Lỡ bước sang ngang
1
- Em ơi! em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa
Cậy em, em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương

Hôm nay xác pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng
Chuyến này chị bước sang ngang
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây
Rượu hồng em uống cho say
Vui cùng chị một vài giây cuối cùng
Rồi đây sóng gió ngang sông
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ
Miếu thiêng vụng kén người thờ
Nhà hương khói lạnh chị nhờ cậy em
Đêm qua là trắng ba đêm
Chị thương chị kiếp con chim lìa đàn
Một vai gánh lấy giang san...
Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thương
Mắt quầng tóc rối tơ vương
Em còn cho chị lược gương làm gì!
Một lần này bước ra đi
Là không hẹn một lần về nữa đâu
Cách mấy mươi con sông sâu
Và trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh vênh
Cũng là thôi cũng là đành
Sang sông lỡ bước riêng mình chị sao?
Tuổi son nhạt thắm phai đào
Đầy thuyền hận, có biết bao nhiêu người!
Em đừng khóc nữa em ơi!
Dẫu sao thì sự đã rồi, nghe em!
Một đi bảy nổi ba chìm
Trăm cay nghìn đắng con tim héo dần
Dù em thương chị mười phần
Cũng không ngăn nổi một lần chị đi

Chị tôi nước mắt đằm đìa
Chào hai họ để đi về nhà ai
Mẹ trông theo, mẹ thở dài
Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran
Tôi ra đứng tận đầu làng
Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa...

2
Trời mưa ướt áo làm gì?
Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồng
Người ta pháo đỏ rượu hồng
Mà trên hồn chị một vòng hoa tang
Lần đầu chị bước sang ngang
Tuổi son sông nước đò giang chưa tường
Ở nhà em nhớ mẹ thương
Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ
Mẹ ngồi bên cửi xe tơ
Thời thường nhắc: "- Chị mày giờ ra sao?"

Chị bây giờ... nói thế nào?
Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang
Chị từ lỡ bước sang ngang
Trời dông bão giữa tràng giang lật thuyền
Xuôi dòng nước chảy liên miên
Đưa thân thế chị tới miền đau thương
Mười năm gối hận bên giường
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh
Mười năm đưa đám một mình
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên
Mười năm lòng lạnh như tiền
Tim đi hết máu mà duyên không về

Nhưng em ơi! một đêm hè
Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn
Dừng chân trên bến sông buồn
Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang
Đoái thương thân chị lỡ làng
Đoái thương phận chị dở dang những ngày
Rồi... rồi chị nói sao đây?
Em ơi! nói nhỏ câu này với em...
Thế rồi máu trở về tim
Duyên làm lành chị duyên tìm về môi
Chị nay lòng ấm lại rồi
Mối tình chết đã có người hồi sinh
Chị từ dan díu với tình
Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng
Tim ai khắc một chữ "nàng"
Mà tim chị một chữ "chàng" khắc theo
Nhưng yêu chỉ để mà yêu
Chị còn dám ước một điều gì hơn
Một lầm hai lỡ keo sơn
Mong gì gắn lại phím đờn ngang cung
Rồi đêm kia lệ ròng ròng
Tiễn đưa người ấy sang sông, chị về
Tháng ngày qua cửa buồng the
Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa

3
Úp mặt vào hai bàn tay
Chị tôi khóc suốt ba ngày ba đêm
- Đã đành máu trở về tim
Nhưng khôn buộc nổi cánh chim giang hồ
Người đi xây dựng cơ đồ
Chị về giồng cỏ nấm mồ thanh xuân
Người đi khoác áo phong trần
Chị về may áo liệm dần nhớ thương
Hồn trinh ôm chặt chân giường
Đã cùng chị khóc đoạn trường thơ ngây
Năm xưa đêm ấy giường này
Nghiến răng nhắm mắt cau mày... cực chưa?
Thế là tàn một giấc mơ
Thế là cả một bài thơ não nùng
Tuổi son má đỏ môi hồng
Bước chân về đến nhà chồng là thôi
Đêm qua mưa gió đầy giời
Mà trong hồn chị có người đi qua
Em về thương lấy mẹ già
Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công
Chị giờ sống cũng bằng không
Coi như chị đã ngang sông đắm đò

1939
Nguồn: Tuyển tập Nguyễn Bính, Nxb Văn học, 1986



Đàn tôi


 Đàn tôi đứt hết dây rồi 
Không người nối hộ, không người thay cho
Rì rào những buổi gieo mưa
Lòng đơn ngỡ tiếng quay tơ đằm đằm

Có cô lối xóm hàng năm
Trồng dâu tốt lá, chăn tằm hơn tơ
Năm nay biết đến bao giờ
Dâu cô tới lứa, tằm cô chín vàng?
Tơ cô óng chuốt mịn màng
Sang xin một ít cho đàn có dây

Nguồn: Tuyển tập Nguyễn Bính, Nxb Văn học, 1986



Không đề


1
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...

2
Xóm Tây bà lão lưng còng
Có hai cô gái lấy chồng cả hai
Gió thu thở ngắn than dài
Bà đem áo rét phơi ngoài cửa thưa 

1938
Nguồn: Tuyển tập Nguyễn Bính, Nxb Văn học, 1986


Thời trước


Sáng giăng chia nửa vườn chè
Một gian nho nhỏ đi về có nhau
Vì tằm tôi phải chạy dâu
Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay
Chồng tôi thi đỗ khoa này
Bõ công đèn sách từ ngày lấy tôi
Kẻo không rồi chúng bạn cười
Rằng tôi nhan sắc cho người say sưa
Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa
"Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng"

Một quan là sáu trăm đồng
Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh qui
Hai bên có lính hầu đi dẹp đàng
Tôi ra đón tận gốc bàng
Chồng tôi xuống ngựa cả làng ra xem

Đêm nay mới thật là đêm
Ai đem trăng sáng giãi lên vườn chè

1936
Nguồn: Tuyển tập Nguyễn Bính, Nxb Văn học, 1986


Tương tư


Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi?
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Hoàng Mai 1939
Nguồn: Tuyển tập Nguyễn Bính, Nxb Văn học, 1986

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Thơ: Âm, Vần, Điệu và Luật - vi.wikipedia

Thơ: Âm, Vần, Điệu và Luật - vi.wikipedia

Âm
Âm (sound) do sự nhóm họp của một hoặc nhiều nguyên âm tạo nên. Những âm gần giống nhau, không kể các phụ âm đứng trước hay đứng sau hay sự tác động của các dấu gây sự trầm bổng của âm, tạo nên vần trong thơ. Chẳng hạn,
âm đơn: à, ca, cha, đá, lá, ta
âm kép: biên, chiêm, chuyên, xuyên
Bảng phân các loại âm sau đây được trích từ Hệ thống thanh trong tiếng Việt (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm):

Loại thanh
Tên các thanh
Dấu chỉ thanh
Chua thêm
Bằng
phù bình thanh
trầm thượng thanh
không có dấu dấu huyền

Trắc
phù thương thanh
trầm thương thanh
phù khứ thanh
trầm khứ thanh
ngã (~)
hỏi (?)
sắc (')
nặng (.)

phù nhập thanh
trầm nhập thanh
sắc (')
nặng (.)
riêng cho các tiếng đằng sau có phụ âm ch, p, và t

Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.
Vần
Vần (rhyme) là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ. Có hai loại vần:
·         vần bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — ba, bà
·         vần trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — bả, bã, bá, bạ
Chữ "đấy", "cấy" cùng phát ra một âm "ây" song đều thuộc trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" và thuộc bình thanh.
Vần thể còn được quan niệm là vần giàu hay nghèo:
·         Vần giàu (hay còn gọi là Vần Chính): những chữ có cùng âm và thanh
o   Thanh bằng: Phương, sương, cường, trường
o   Thanh trắc: Thánh, cảnh, lãnh, ánh
·         Vần nghèo (hay còn gọi là Vần Thông): đồng thanh nhưng với âm tương tự
o   Thanh bằng: Minh, khanh, huỳnh, hoành
o   Thanh trắc: Mến, lẽn, quyện, hển
Ví dụ hai câu dùng Vần Chính:
Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu
   Gối loan tuyết đóng, chăn giá đông
Cưỡng vận
Khi hai vần là Vần Thông với nhau mà thôi.
Người lên ngựa kẻ chia bào
   Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san
Lạc vận
Khi hai vần không thuộc Vần Chính hay Vần Thông.
Người về chiếc bóng năm canh
  Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Trong thơ Việt, có hai cách gieo vần
·         Gieo vần ở giữa câu (Yêu Vận hay "vần lưng"): Chữ cuối của câu trên vần với một chữ nằm bên trong câu dưới như trong thể thơ lục bát, chữ cuối câu có sáu chữ vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ sau đó. Chẳng hạn Nguyễn Du truyện Kiều (1(6)-2(6)) (2(8)-3(6)) (3(8)-4(6)) (4(8)-..):
Người về chiếc bóng năm canh
    Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi?
    Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
·         Gieo vần ở cuối câu (Cước Vận hay "vần chân"): Các chữ ở cuối câu vần với nhau.
Vần tiếp
các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau. Chẳng hạn Xuân Diệu trong Tương Tư Chiều (2,3) (4,5) (6,7):
1.      Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,
2.      Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
3.      Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,
4.      Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.
5.      Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
6.      Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
7.      Mây theo chim về dãy núi xa xanh
8.      Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.
9.      Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.
Vần chéo
Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ ba và chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư. Chẳng hạn Anh Thơ trong bài Tiếng chim tu hú (1,3) (2,4):
1.      Nắng hè đỏ hoa gạo
2.      Nước sông Thương trôi nhanh
3.      Trên đường đê bước rảo
4.      Gió nam giỡn lá cành
Nhiều khi chỉ cần chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư mà thôi. Chẳng hạn Quang Dũng trong bài Đôi bờ (2,4):
1.      Xa quá rồi em người mỗi ngả
2.      Bên này đất nước nhớ thương nhau
3.      Em đi áo mỏng buông hờn tủi
4.      Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?
Vần ôm
Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ tư và chữ cuối câu hai vần với câu thứ ba. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại. Chẳng hạn Nguyên Sa trong Áo lụa Hà Đông (1,4) (2,3):
1.      Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
2.      Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
3.      Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
4.      Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Vần ba tiếng
Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu một, câu hai và câu thứ tư vần với nhau. Câu ba khác vần. Chẳng hạn Thâm Tâm trong Tống Biệt Hành (1,2,3).
1.      Đưa người ta không đưa qua sông
2.      Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
3.      Bóng chiều không thắm không vàng vọt
4.      Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Cách gieo vần dùng chữ cuối cùng của câu cũng xuất hiện trong các bài thơ của châu Âu, chẳng hạn như hai câu trích trong bài On His Being Arrived to the Age of Twenty-three của nhà thơ người Anh John Milton (tiếng Anh):
That I to manhood am arrived so near,
And inward ripeness doth much less appear,
Hay tạm dịch là:
Tuổi thành xuân đến quá nhanh
Đã nào một chút trưởng thành trong tôi
Ở đây âm "ia" (của near và appear) được dùng để làm vần nối hai câu thơ.
Điệu
Điệu (rhythm), hay còn gọi là nhạc điệu, tạo nên do âm thanh của từ được chọn và nhịp điệu ngắt câu. Nhạc trong thơ được tạo nên bởi ba yếu tố: vần, tiết tấu và từ. Thơ lục bát, ca dao là một thể loại giàu nhạc tính.
Âm hưởng của vần:
(a)- Vần bằng thường gây cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại.
Gió mơn man sợi nắng mành
    Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài
Dương gian hé rạng hình hài
    Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi
(b) - Vần trắc thường gây cảm giác mạnh mẽ, động đậy, tỉnh thức.
Gió mơn man sợi nắng mành
    Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài
Dương gian hé rạng hình hài
    Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi
·         Tiết tấu của câu: Tiết tấu là nói đến cái nhịp, cái điệu của câu thơ. dựa vào chỗ ngắt đoạn, tức chỗ chia câu thành từng vế, mỗi vế có nghĩa trọn vẹn. Đó là nhịp dài (--), khi ngâm người ta ngừng lại ngân nga lâu một chút. Ngoài ra, trong mỗi vế, khi ngâm tùy theo hứng, người ta cũng có thể ngừng lại ngân nga ngắn hơn ở những chỗ vế chia thành từng bộ phận, đó là nhịp ngắn (-).
Dương gian (-) hé rạng (-) hình hài (--)
Trời (-) se sẽ lạnh (-), đất ngai (--) ngái mùi(--)
·         Nhịp trong thơ: tạo nên do sự phân định của câu và của từ, tương tự khi viết cho dấu phẩy, khi đọc ngưng hơi.
Nhịp (4/4) - (2/2/2/2)
Em ngồi cành trúc (--) em tựa cành mai (--)
Đông đào (-) tây liễu (-) biết ai (-) bạn cùng (--)
Nhịp (2/2/2) - (2/2/2/2)
Trời mưa (-) ướt bụi (-) ướt bờ (-)
Ướt cây (-) ướt lá (--) ai ngờ (-) ướt em (--)
Nhịp (2/4) - (2/2/2/2)
Yêu mình (--) chẳng lấy được mình (--)
Tựa mai (-) mai ngã (--) tựa đình (-) đình xiêu (--)
Nhịp (2/4) - (4/4)
Đố ai (-) quét sạch lá rừng (--)
Để ta khuyên gió (--) gió đừng rung cây (--)
Nhịp (2/4) - (2/4/2)
Hỡi cô (-) tát nước bên đàng (--)
Sao cô (-) múc ánh trăng vàng (--) đổ đi (--)
Nhịp (4/2) - (2/4/2)
Trách người quân tử (-) bạc tình (--)
Chơi hoa (--) rồi lại bẻ cành (--) bán rao (--)
Nhịp (3/2/2) - (4/3/2)
Đạo vợ chồng (-) thăm thẳm (-) giếng sâu (--)
Ngày sau cũng gặp (--) mất đi đâu (-) mà phiền (--)
·         Nhạc tính của từ: Theo ngữ học, mỗi từ đơn của ta thường là một âm tiết, khi phát lên nhẹ hay mạnh, trong hay đục là tùy theo vị trí phát âm của nó trong khẩu cung (kể từ môi đến cuống họng, kể cả độ mở của miệng). Một từ được phát lên tại vị trí nào trong khẩu cung là phải chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tạo nên nó: nguyên âm, phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh. Vì thế từ nào có:
1.      nguyên âm bổng như: i, ê, e
2.      phụ âm vang như: m, n, nh, ng
3.      thanh bổng như: không dấu, dấu sắc, dấu hỏi, thì từ được phát ra, âm sẽ cao, trong và nhẹ.
Ngược lại, từ nào gặp phải :
1.      nguyên âm trầm: u, ô, o,
2.      phụ âm tắc: p, t, ch, c,
3.      và thanh trầm: dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng thì từ phát ra âm sẽ đục và nặng.
Sự trong đục của các từ ngắt nhịp trong câu, và nhất là của các từ dùng làm vần có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhạc tính của thơ.
Hôm qua (-) tát nước đầu đình (--)
    Bỏ quên cái áo (-) Trên cành hoa sen (--)
Em được (--) thì cho anh xin (--)
    Hay là (-) em để làm tin (-) trong nhà. (--)
Những từ ngắt nhịp và những từ dùng làm vần trong 4 câu thơ này hầu hết đều có những yếu tố tạo nên âm vang và trong, nên nhạc thơ nghe vui, diễn tả được tình cảm trong sáng, yêu đời của chàng trai ở đây.
Nụ tầm xuân (-) nở ra xanh biếc. (--)
    Em đã có chồng (--) anh tiếc (-) lắm thay. (--)
Âm “iếc” trong 2 từ “biếc” và “tiếc” lấy làm vần ở đây có 2 nguyên âm bổng (iê) vút cao với thanh sắc cũng thuộc loại thanh bổng nhưng đã bị đứt hơi, tắc nghẽn bởi phụ âm cuối ‘c’, được mệnh danh là âm tắc, nên khi đọc lên nghe như tiếng nấc, nhạc thơ vì vậy chậm lại, nghe nghẹn ngào, tức tưởi. Như thế, vần “iếc” ở đây gieo rất đắt, đã cực tả được nỗi tiếc nuối đứt ruột của chàng trai khi trở lại chốn cũ, gặp lại người xưa, tình mình thì đang nồng, người mình yêu lại quá đẹp, nhưng than ôi muộn mất rồi, vì nay nàng đã là gái có chồng!
Yêu ai tha thiết, thiết tha
    Áo em hai vạt trải ra chàng ngồi.
Đôi khi để đảm bảo cho nhạc tính của câu ca dao (âm luật, âm vận), những âm tiết của từ kép có thể đảo ngược vị trí. Như câu ca dao trên hai âm tiết “tha thiết” được đảo thành “thiết tha” vì thể lục bát chỉ gieo vần bằng (tha, ra).
Thơ hoặc ca dao hay sử dụng từ láy, nhờ sự lập lại toàn thể hay một số yếu tố của từ gốc mà từ láy khi phát âm, hai điểm phát âm sẽ trùng nhau (từ láy hoàn toàn) hay tiến sát gần nhau (từ láy không hoàn toàn) tạo thành một chuỗi hòa âm, giúp cho nhạc điệu của thơ vừa phong phú, vừa tăng uyển chuyển, nhịp nhàng.
Luật
Luật làm thơ (rule) : Vần bằng được ký hiệu bằng B, vần trắc được ký hiệu bằng T, vần không theo luật để trống.
Thơ lục bát   

Câu số
Vần
1
B
B
T
T
B
B


2
B
B
T
T
B
B
T
B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8

Ông trời nổi lửa đằng đông
    Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Biệt lệ
Tuy luật bằng trắc đã qui định như ở trên, nhưng những chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 nếu không theo đúng luật thì cũng không sao. Cái biệt lệ ấy được gọi là "nhất, tam, ngũ bất luận", có nghĩa là chữ thứ 1, chữ thứ 3 và chữ thứ 5 không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật. Còn các chữ thứ 2, chữ thứ 4, và chữ thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật (phân minh), do câu "nhì, tứ, lục phân minh". Những ô để trống là những ô không theo luật.

Câu số
Vần
1

B

T

B


2

B

T

B

B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
    Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Phá Luật
Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp người làm thơ thích phá luật ở chữ thứ hai câu 6, thay vì vần bằng thì lại đổi ra vần trắc; còn chữ thứ tư thì có khi đổi thành vần bằng thay vì vần trắc như thường lệ. Câu 6 cũng được ngắt ra làm hai vế. Chẳng hạn hai câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chữ "cốt" là một chữ thuộc vần trắc, song lại nằm ở vị trí của vần bằng:

Câu số
Vần
1
Mai
cốt
cách,
tuyết
tinh
thần


2
Mỗi
người
một
vẻ
mười
phân
vẹn
mười
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8

Thơ song thất lục bát
Song thất là hai câu bảy chữ nối theo hai câu lục bát. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã được Đoàn Thị Điểm diễn nôm lại bằng thể thơ này. Trong câu bảy chữ trên, chữ thứ ba là vần trắc, chữ thứ năm là vần bình, chữ thứ bảy là vần trắc; trong câu bảy chữ dưới, chữ thứ ba là vần bình, thứ năm là vần trắc, và chữ thứ bảy là vần bình. Hai câu lục bát tiếp sau thì theo luật thường lệ.

Câu số
Vần
1


T

B

T

2


B

T

B

3

B

T

B


4

B

T

B

B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8

     Chàng thì đi cõi xa mưa gió
     Thiếp lại về buồng gối chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
    Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh
Chữ cuối cùng của câu có bảy chữ trên vần với chữ thứ năm của cây bảy chữ dưới, chữ cuối câu bảy chữ ở dưới vần với chữ cuối của câu sáu chữ trong hai câu lục bát tiếp theo, chữ cuối câu sáu chữ lục bát vần với chữ thứ sáu của câu có tám chữ, và chữ cuối của câu tám chữ lục bát vần với chữ thứ năm của câu bảy chữ tiếp theo. Tuy nhiên, chữ cuối câu lục bát tám chữ cũng có thể vần với chữ thứ ba câu bảy chữ, biến đổi âm trong vần chữ này đổi sang vần bình. Do đó, chữ thứ ba trong câu bảy chữ trên có thể là trắc hay bằng.

Câu số
Vần
1




B

T

2


B

T

B

3

B

T

B


4

B

T

B

B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8

Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa
     Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên
Nhủ rồi tay lại trao liền
     Bước đi một bước lại vin áo chàng
Thơ bốn chữ
Nếu chữ thứ hai là vần bằng thì chữ thứ tư là vần trắc.

Câu số
Vần
1

T

B
2

B

T
Chữ thứ
1
2
3
4

Bão đến ầm ầm
Như đoàn tàu hỏa
Ngược lại, nếu chữ thứ hai là vần trắc thì chữ thứ tư là vần bằng.

Câu số
Vần
1

B

T
2

T

B
Chữ thứ
1
2
3
4

Chim ngoài cửa sổ
Mổ tiếng võng kêu
Song nhiều bài thơ không theo luật ở trên.
Bão đi thong thả
Như con bò gầy
Thơ năm chữ
Tương tự như luật của thơ bốn chữ ở trên, song cũng nhiều trường hợp không theo luật.
Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương
Thơ sáu chữ
Dùng chữ cuối cùng, với cách gieo vần như vần chéo hoặc vần ôm:
Vần chéo
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Đỗ Trung Quân - Quê Hương
Vần ôm
Xuân hồng có chàng tới hỏi:
-- Em thơ, chị đẹp em đâu?
-- Chị tôi tóc xõa ngang đầu
Đi bắt bướm vàng ngoài nội
Huyền Kiêu - Tình sầu
Thơ bảy chữ
Do ảnh hưởng của Thất ngôn tứ tuyệt trong thơ Đường, thơ bảy chữ hiện nay vẫn còn mang âm hưởng luật của nó. Có hai loại câu:
Vần bằng

Câu số
Vần
1

B

T

B
B
2

T

B

T
B
3

T

B

T
T
4

B

T

B
B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7

Quanh năm buôn bánmom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Hay gần đây hơn:
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Quang Dũng - Đôi Mắt Người Sơn Tây
Vần trắc

Câu số
Vần
1

T

B

T
B
2

B

T

B
B
3

B

T

B
T
4

T

B

T
B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7

Lẳng lặngnghechúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
Hiện nay, thể thơ này được cải biên và nó chỉ còn là:

Câu số
Vần
1

B

T

B

2

T

B

T

Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
Tô Thùy Yên - Ta về
Thơ tám chữ
Chữ cuối có vần trắc thì chữ thứ ba là vần trắc, chữ thứ năm và sáu là vần bằng

Vần



T

B
B

T
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8
Chữ cuối có vần bằng thì chữ thứ ba là vần bằng, chữ thứ năm và sáu là vần trắc.

Vần



B

T
T

B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8
Nhưng nhiều lúc cũng không như thế.
Cách gieo vần
Vần tiếp
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ;
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...
Hồ Dzếnh - Ngập Ngừng
Vần chéo
Trong ánh nắng hạt sương dần nhẹ bỗng
Rồi tan vào thoáng đãng trời xanh
Cánh hoa mỏng rập rờn với gió
Có nhớ về hạt sương sớm long lanh?
Hải Kỳ - Giấc mơ
Vần ôm
Đêm Trường Sơn. Lá với nước rầm rì
Hơi đá lạnh nép mái nhà nghe ngóng
Chúng tôi ngồi xòe tay trên lửa nóng
Máu bàn tay mang hơi lửa vào tim
Nguyễn Khoa Điềm - Bếp lửa rừng
Muốn cho thơ tám chữ thêm âm điệu, một số nhà thơ thường gieo vần chữ thứ tám của câu trên với chữ thứ năm hay sáu của câu dưới:
Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng, uất hận gối lên nhau
Cao Tần - Ta làm gì cho hết nửa đời sau?
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...