Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Đôi điều về thơ lục bát


Đôi điều về thơ lục bát

(Bài gom về từ lucbat.com (mục: Lục bát xưa và nay)



  LỤC BÁT là thể thơ cổ truyền của người VIỆT từ lâu đã ăn sâu bắt rễ trong nhân dân, thể hiện rõ tính dân tộc của thơ Việt Nam. Đã là người VIỆT, có ai không thuộc đôi câu LỤC BÁT. Từ người có học vị cao đến người dân không biết chữ, đều có thể thuộc và thậm chí ứng tác một đôi câu lục bát trong giao tiếp đời thường.


     Gọi là thơ Lục bát vì trong bài thơ có 2 cặp câu: trên 6, dưới 8 đi liền với nhau
     Ví dụ:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
     Có thể nói Lục bát là thể thơ phổ biến nhất trong dân gian được thể hiện dưới các dạng Thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè, hát ru, hát sẩm, chầu văn, cò lả…và cả trong các điệu chèo như: sa lệnh, đường trường sa mạc, trống quân. Cả trong hát ví, sẩm xoan, xẩm chợ, bài chòi… Có tới trên một trăm điệu hát khác nhau, thường hay có nhiều từ đệm xen vào, nhưng cốt lõi vẫn là LỤC BÁT.

     Ví dụ:
     - Sa mạc:
Này anh Khoá ơi! Kể tư ngày em tiễn chân anh ra tận bến tàu
Đôi tay em rở cái khăn trầu em lấy đưa anh.
     - Cò lả:
Con cò , cò bay lả, lả bay la
Bay qua, qua cửa Phủ, Phủ bay về, về Đồng Đăng
     - Chầu văn:
A! a! Tôi chầu Đổ bác tướng quân,
Đệ tứ hung thần, ngài  thống trị nhân gian
Trong tay ngài binh tướng có muôn vàn,
Ngài phất cờ Thống chế ớ lên đàn ngài chỉ huy.
                                                   (TÚ MỠ)
     - Trống quân:
Trên trời thời ma có đám mây xanh,
Ở giữa thời mây trắng mà chung quanh chứ mây vàng.
                                                   (Thình thùng thình)
     - Hát sẩm:
Anh thì hàn, Anh thì hàn
Kém chi ai, anh cũng mang tiếng anh thì hàn
Tuy rằng anh không chức trọng quan sang trên đời
Nói phăng ra anh cóc sợ ai cười,
Anh chỉ hàn soong, hàn chảo hàn nồi hàn xanh.
     - Hát ru:        
Hạ á à, hạ à ơi!
Trời ư mưa bong bóng a phập phồng,
Mẹ ư đi lấy chồng, con ở a với ai!
     - Thơ:
     Rất nhiều các nhà thơ có những áng thơ lục bát để đời. Trong đó áng văn chương bất hủ của dân tộc ta là TRUYỆN KIỀU của thi hào Nguyễn Du.
     Nói về LỤC BÁT trong bài tựa sách 'Quốc âm từ điệu'( thế kỷ XI ) đã viết: 'Ở thể thất ngôn thì có hình đối lập với nhau, ở lục bát thì có vẻ quanh co, lưu chuyển, đó là chỗ khác nhau vậy….'
'Thể lục bát đâu cũng quen thuộc, không hẹn mà giống nhau, tao nhân mặc khách mở miệng nên thơ, gái dệt trai cày nói lời hợp điệu, cho đến câu hát của xóm làng, lời đùa của con trẻ, cũng không gì là không nhịp nhàng, hợp điệu”.
     Nhịp điệu trong thơ - đó là tính âm nhạc trong thơ. Một bài thơ hay một câu thơ đi vào lòng người ngoài nội dung truyền tải phải là một khúc ca. LỤC BÁT có đầy đủ thuộc tính đó. Bởi VẦN và NHỊP ĐIỆU của lục bát rất uyển chuyển, dễ thuộc :

     1- VẦN CỦA LỤC BÁT
Những từ cùng âm điệu tạo nhịp cầu nối liền về âm luật cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.
Thơ Lục bát vần rất đơn giản.Có 2 loại vần:
Vần bằng: Vần của cậu lục cũng như câu bát đều là thanh bằng.
- Vần cước : (vần chân : vc) ở cuối câu lục và cuối câu bát.
- Vần yêu : (vần lưng : vl) ở giữa câu bát (từ thứ 6 hoặc cá biệt ở từ thứ 4).
     Ví dụ:
Trăm năm tính cuộc vuông tròn (vc)
Phải dò cho đến ngọn nguồn (vl) đáy sông.(vc)
Nàng rằng muôn đợi ơn lòng (vc)
Chút e bên thú bên tòng (vl) dễ đâu (Vc)
     Và cứ thế tiếp diễn.
     Hay như:
Trên trời mây trắng như bông (vc),
Ở dưới cánh đồng (vl),bông trắng như mây(vc)
(Cao dao mới NGÔ VĂN PHÚ)
     Trong lục bát vần lưng và vần chân liên  tiếp móc nối với nhau.
Vần trắc: Trong thơ lục bát vần trắc rất ít dùng.Thỉnh thoảng mới gặp trong phong dao.
Tò vò mày nuôi con nhện,
Đến khi nó nhớn,nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti,
Nhện ơi,nhện hỡi,mày đi đàng nào?
     Đây chỉ là những nguyên tắc chung, trong lục bát còn nhiều ngoại lệ và biến thể, nhưng ta không bàn đến.

     Thơ LỤC BÁT có những niêm luật riêng

     2- NIÊM LUẬT THANH ĐIỆU BẰNG TRẮC.
Thanh bằng:
Những từ thuộc  thanh bằng:
 - Thanh bằng cao (thanh ngang : những từ không dấu )
 - Thanh bằng thấp(thanh huyền: những từ có dấu huyền)
Thanh trắc:
Những từ có các dấu: sắc,nặng hỏi ngã đều thuộc 4 thanh trắc:

Niêm luật bằng trắc trong thơ lục bát:
Luật bằng - trắc cho cả câu lục và câu bát:
                                                                       v. chân
                                                                       câu lục
 Từ    :  1        (2)       3        (4)    5       (6)     7      (8)
Thanh: Tựdo    bằng     tựdo   trắc   tựdo    bằng   tựdo    bằng
       
                                                                        v.lưng          v.chân
                                                                        câu bát        câu bát
Trăm    năm   trong   cõi       người     ta (vần)
Chữ    tài     chữ     mênh    khéo    là(vl)   ghét  nhau (vc)
Trải      qua     một    cuộc     bể       dâu(vc)
Những  điều  trông   thấy     mà      đau(vl)   đớn  lòng(vc)
 - Từ thứ 2 của câu lục và câu bát phải là thanh bằng
 - Từ thứ 4 của câu lục và câu bát phải là thanh trắc
 - Các từ số 2,4,6 và 8 phải dứt khoát theo đúng luật bằng trắc
 - Các từ số 2 và sô 4 của câu lục NÊM với từ số 2 và số 4 của câu bát
- Nếu  từ số 2 của câu lục thanh trắc, thường ở dạng tiểu đối, tức là mỗi vế 3 từ đối nhau và theo luật:
Từ      :   1       (2)      (3)     4         5      (6)
Thanh :  tựdo   trắc     trắc     tựdo       tựdo      bằng(vc)
Khi   chén rượu, lúc cuộc cờ
Nước   vỏ  lựu, máu  mao  gà
Người   quốc   sắc, kê   thiên   tài
Khi   tựa  gối, khi  cúi  đầu….
- Nếu  từ số 2 của câu bát là thanh trắc thì

Từ        1      (2)     3      (4)     5     (6)     7      (8)
---------------------------------------------------------------------------
Thanh  Tựdo  trắc     tựdo   bằng  tựdo   trắc   tựdo    bằng
                                        (vần)              (vần)                                                             
     Ví dụ:            

- Có con thì mặc có con,
Lưng thắt cho tròn, đi lấy chồng quan.
- Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
     3- NHỊP ĐIỆU:
     Trong thơ lục bát, việc ngắt nhịp không cố định. Có khi là nhịp 2, nhịp 3, nhịp 4 hoặc nhịp 5, xen kẽ nhau tuỳ giai điệu:
Hôm qua / em đi tỉnh về,
Đợi 


/ ở mãi con đê  đầu làng.

Khăn nhung / quần lĩnh / rộn ràng
Áo cài khuy bấm,/ em làm khổ tôi!
Nào đâu / cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi / nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu / cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ / cái quần nái đen?
………
Hôm qua / em đi / tỉnh về,
Hương đồng / gió nội / bay đi / ít nhiều!

     Đặc biệt trong TRUYỆN KIỀU, ta thấy rất rõ thi hào Nguyễn Du đã sử dụng tài tình (không nói đến ngôn từ) các thủ thật như: trung đối, tiểu đối, điệp vận, phong yêu… tạo nên nhạc điệu vô cùng phong phú.

     4- LỤC BÁT VỚI NHỊP SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI   

     LỤC BÁT nhiều ưu điểm như vậy, hay như vậy, dễ làm như vậy …nhưng trong nhịp sống hối hả đương đại, tư duy của người đương đại cũng theo một nhịp điệu tố lốc… thì LỤC BÁT sẽ được áp dụng thế nào trong nền thi ca Việt Nam đương đại? Và làm thế nào giữ gìn thể Lục bát mà vẫn phù hợp với nhịp sống mới ngày nay?
     LỤC BÁT hay THƠ MỚI, hay ĐƯỜNG LUẬT v.v…đều là công cụ của nhà thơ. Nhà thơ chọn thể thơ phù hợp với nội dung và nhịp điệu của bài thơ mà tác giả sáng tác. Nếu ngôn từ của lục bát ngày nay không dùng các từ ước lệ, thể thơ biến cách …. Thì liệu thế nào nhỉ?

     Có một lần tôi đọc một bài thơ MỚI, loại thơ không vần của một nhà thơ trẻ, bài thơ nhịp tư duy dồn dập, lập ý cao siêu, lập ngôn trừu tượng, tôi cũng cảm được cái hay… Nhưng rồi thầm nghĩ : “Sao giống thơ dịch thế, ý ăm ắp còn nhạc điệu ở đâu nhỉ?
     Ta có thể thuộc được bài thơ này không???
      Nếu các cháu học sinh phải học thuộc lòng thì thế nào nhỉ ???”
     Và bất giác ngâm câu KIỀU: “Rằng hay thì thật là hay…..”
                                                                30/04/2009
Phạm Ngọc San sưu tầm và biên soạn
(Tài liệu tham khảo: Tục ngữ ca dao VN, Các thể thơ của Tác giả Lạc Nam, Tạp chí nghiên cứu VH...)








0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...