Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Thơ: Âm, Vần, Điệu và Luật - vi.wikipedia

Thơ: Âm, Vần, Điệu và Luật - vi.wikipedia

Âm
Âm (sound) do sự nhóm họp của một hoặc nhiều nguyên âm tạo nên. Những âm gần giống nhau, không kể các phụ âm đứng trước hay đứng sau hay sự tác động của các dấu gây sự trầm bổng của âm, tạo nên vần trong thơ. Chẳng hạn,
âm đơn: à, ca, cha, đá, lá, ta
âm kép: biên, chiêm, chuyên, xuyên
Bảng phân các loại âm sau đây được trích từ Hệ thống thanh trong tiếng Việt (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm):

Loại thanh
Tên các thanh
Dấu chỉ thanh
Chua thêm
Bằng
phù bình thanh
trầm thượng thanh
không có dấu dấu huyền

Trắc
phù thương thanh
trầm thương thanh
phù khứ thanh
trầm khứ thanh
ngã (~)
hỏi (?)
sắc (')
nặng (.)

phù nhập thanh
trầm nhập thanh
sắc (')
nặng (.)
riêng cho các tiếng đằng sau có phụ âm ch, p, và t

Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.
Vần
Vần (rhyme) là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ. Có hai loại vần:
·         vần bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — ba, bà
·         vần trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — bả, bã, bá, bạ
Chữ "đấy", "cấy" cùng phát ra một âm "ây" song đều thuộc trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" và thuộc bình thanh.
Vần thể còn được quan niệm là vần giàu hay nghèo:
·         Vần giàu (hay còn gọi là Vần Chính): những chữ có cùng âm và thanh
o   Thanh bằng: Phương, sương, cường, trường
o   Thanh trắc: Thánh, cảnh, lãnh, ánh
·         Vần nghèo (hay còn gọi là Vần Thông): đồng thanh nhưng với âm tương tự
o   Thanh bằng: Minh, khanh, huỳnh, hoành
o   Thanh trắc: Mến, lẽn, quyện, hển
Ví dụ hai câu dùng Vần Chính:
Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu
   Gối loan tuyết đóng, chăn giá đông
Cưỡng vận
Khi hai vần là Vần Thông với nhau mà thôi.
Người lên ngựa kẻ chia bào
   Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san
Lạc vận
Khi hai vần không thuộc Vần Chính hay Vần Thông.
Người về chiếc bóng năm canh
  Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Trong thơ Việt, có hai cách gieo vần
·         Gieo vần ở giữa câu (Yêu Vận hay "vần lưng"): Chữ cuối của câu trên vần với một chữ nằm bên trong câu dưới như trong thể thơ lục bát, chữ cuối câu có sáu chữ vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ sau đó. Chẳng hạn Nguyễn Du truyện Kiều (1(6)-2(6)) (2(8)-3(6)) (3(8)-4(6)) (4(8)-..):
Người về chiếc bóng năm canh
    Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi?
    Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
·         Gieo vần ở cuối câu (Cước Vận hay "vần chân"): Các chữ ở cuối câu vần với nhau.
Vần tiếp
các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau. Chẳng hạn Xuân Diệu trong Tương Tư Chiều (2,3) (4,5) (6,7):
1.      Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,
2.      Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
3.      Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,
4.      Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.
5.      Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
6.      Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
7.      Mây theo chim về dãy núi xa xanh
8.      Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.
9.      Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.
Vần chéo
Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ ba và chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư. Chẳng hạn Anh Thơ trong bài Tiếng chim tu hú (1,3) (2,4):
1.      Nắng hè đỏ hoa gạo
2.      Nước sông Thương trôi nhanh
3.      Trên đường đê bước rảo
4.      Gió nam giỡn lá cành
Nhiều khi chỉ cần chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư mà thôi. Chẳng hạn Quang Dũng trong bài Đôi bờ (2,4):
1.      Xa quá rồi em người mỗi ngả
2.      Bên này đất nước nhớ thương nhau
3.      Em đi áo mỏng buông hờn tủi
4.      Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?
Vần ôm
Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ tư và chữ cuối câu hai vần với câu thứ ba. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại. Chẳng hạn Nguyên Sa trong Áo lụa Hà Đông (1,4) (2,3):
1.      Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
2.      Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
3.      Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
4.      Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Vần ba tiếng
Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu một, câu hai và câu thứ tư vần với nhau. Câu ba khác vần. Chẳng hạn Thâm Tâm trong Tống Biệt Hành (1,2,3).
1.      Đưa người ta không đưa qua sông
2.      Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
3.      Bóng chiều không thắm không vàng vọt
4.      Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Cách gieo vần dùng chữ cuối cùng của câu cũng xuất hiện trong các bài thơ của châu Âu, chẳng hạn như hai câu trích trong bài On His Being Arrived to the Age of Twenty-three của nhà thơ người Anh John Milton (tiếng Anh):
That I to manhood am arrived so near,
And inward ripeness doth much less appear,
Hay tạm dịch là:
Tuổi thành xuân đến quá nhanh
Đã nào một chút trưởng thành trong tôi
Ở đây âm "ia" (của near và appear) được dùng để làm vần nối hai câu thơ.
Điệu
Điệu (rhythm), hay còn gọi là nhạc điệu, tạo nên do âm thanh của từ được chọn và nhịp điệu ngắt câu. Nhạc trong thơ được tạo nên bởi ba yếu tố: vần, tiết tấu và từ. Thơ lục bát, ca dao là một thể loại giàu nhạc tính.
Âm hưởng của vần:
(a)- Vần bằng thường gây cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại.
Gió mơn man sợi nắng mành
    Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài
Dương gian hé rạng hình hài
    Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi
(b) - Vần trắc thường gây cảm giác mạnh mẽ, động đậy, tỉnh thức.
Gió mơn man sợi nắng mành
    Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài
Dương gian hé rạng hình hài
    Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi
·         Tiết tấu của câu: Tiết tấu là nói đến cái nhịp, cái điệu của câu thơ. dựa vào chỗ ngắt đoạn, tức chỗ chia câu thành từng vế, mỗi vế có nghĩa trọn vẹn. Đó là nhịp dài (--), khi ngâm người ta ngừng lại ngân nga lâu một chút. Ngoài ra, trong mỗi vế, khi ngâm tùy theo hứng, người ta cũng có thể ngừng lại ngân nga ngắn hơn ở những chỗ vế chia thành từng bộ phận, đó là nhịp ngắn (-).
Dương gian (-) hé rạng (-) hình hài (--)
Trời (-) se sẽ lạnh (-), đất ngai (--) ngái mùi(--)
·         Nhịp trong thơ: tạo nên do sự phân định của câu và của từ, tương tự khi viết cho dấu phẩy, khi đọc ngưng hơi.
Nhịp (4/4) - (2/2/2/2)
Em ngồi cành trúc (--) em tựa cành mai (--)
Đông đào (-) tây liễu (-) biết ai (-) bạn cùng (--)
Nhịp (2/2/2) - (2/2/2/2)
Trời mưa (-) ướt bụi (-) ướt bờ (-)
Ướt cây (-) ướt lá (--) ai ngờ (-) ướt em (--)
Nhịp (2/4) - (2/2/2/2)
Yêu mình (--) chẳng lấy được mình (--)
Tựa mai (-) mai ngã (--) tựa đình (-) đình xiêu (--)
Nhịp (2/4) - (4/4)
Đố ai (-) quét sạch lá rừng (--)
Để ta khuyên gió (--) gió đừng rung cây (--)
Nhịp (2/4) - (2/4/2)
Hỡi cô (-) tát nước bên đàng (--)
Sao cô (-) múc ánh trăng vàng (--) đổ đi (--)
Nhịp (4/2) - (2/4/2)
Trách người quân tử (-) bạc tình (--)
Chơi hoa (--) rồi lại bẻ cành (--) bán rao (--)
Nhịp (3/2/2) - (4/3/2)
Đạo vợ chồng (-) thăm thẳm (-) giếng sâu (--)
Ngày sau cũng gặp (--) mất đi đâu (-) mà phiền (--)
·         Nhạc tính của từ: Theo ngữ học, mỗi từ đơn của ta thường là một âm tiết, khi phát lên nhẹ hay mạnh, trong hay đục là tùy theo vị trí phát âm của nó trong khẩu cung (kể từ môi đến cuống họng, kể cả độ mở của miệng). Một từ được phát lên tại vị trí nào trong khẩu cung là phải chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tạo nên nó: nguyên âm, phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh. Vì thế từ nào có:
1.      nguyên âm bổng như: i, ê, e
2.      phụ âm vang như: m, n, nh, ng
3.      thanh bổng như: không dấu, dấu sắc, dấu hỏi, thì từ được phát ra, âm sẽ cao, trong và nhẹ.
Ngược lại, từ nào gặp phải :
1.      nguyên âm trầm: u, ô, o,
2.      phụ âm tắc: p, t, ch, c,
3.      và thanh trầm: dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng thì từ phát ra âm sẽ đục và nặng.
Sự trong đục của các từ ngắt nhịp trong câu, và nhất là của các từ dùng làm vần có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhạc tính của thơ.
Hôm qua (-) tát nước đầu đình (--)
    Bỏ quên cái áo (-) Trên cành hoa sen (--)
Em được (--) thì cho anh xin (--)
    Hay là (-) em để làm tin (-) trong nhà. (--)
Những từ ngắt nhịp và những từ dùng làm vần trong 4 câu thơ này hầu hết đều có những yếu tố tạo nên âm vang và trong, nên nhạc thơ nghe vui, diễn tả được tình cảm trong sáng, yêu đời của chàng trai ở đây.
Nụ tầm xuân (-) nở ra xanh biếc. (--)
    Em đã có chồng (--) anh tiếc (-) lắm thay. (--)
Âm “iếc” trong 2 từ “biếc” và “tiếc” lấy làm vần ở đây có 2 nguyên âm bổng (iê) vút cao với thanh sắc cũng thuộc loại thanh bổng nhưng đã bị đứt hơi, tắc nghẽn bởi phụ âm cuối ‘c’, được mệnh danh là âm tắc, nên khi đọc lên nghe như tiếng nấc, nhạc thơ vì vậy chậm lại, nghe nghẹn ngào, tức tưởi. Như thế, vần “iếc” ở đây gieo rất đắt, đã cực tả được nỗi tiếc nuối đứt ruột của chàng trai khi trở lại chốn cũ, gặp lại người xưa, tình mình thì đang nồng, người mình yêu lại quá đẹp, nhưng than ôi muộn mất rồi, vì nay nàng đã là gái có chồng!
Yêu ai tha thiết, thiết tha
    Áo em hai vạt trải ra chàng ngồi.
Đôi khi để đảm bảo cho nhạc tính của câu ca dao (âm luật, âm vận), những âm tiết của từ kép có thể đảo ngược vị trí. Như câu ca dao trên hai âm tiết “tha thiết” được đảo thành “thiết tha” vì thể lục bát chỉ gieo vần bằng (tha, ra).
Thơ hoặc ca dao hay sử dụng từ láy, nhờ sự lập lại toàn thể hay một số yếu tố của từ gốc mà từ láy khi phát âm, hai điểm phát âm sẽ trùng nhau (từ láy hoàn toàn) hay tiến sát gần nhau (từ láy không hoàn toàn) tạo thành một chuỗi hòa âm, giúp cho nhạc điệu của thơ vừa phong phú, vừa tăng uyển chuyển, nhịp nhàng.
Luật
Luật làm thơ (rule) : Vần bằng được ký hiệu bằng B, vần trắc được ký hiệu bằng T, vần không theo luật để trống.
Thơ lục bát   

Câu số
Vần
1
B
B
T
T
B
B


2
B
B
T
T
B
B
T
B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8

Ông trời nổi lửa đằng đông
    Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Biệt lệ
Tuy luật bằng trắc đã qui định như ở trên, nhưng những chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 nếu không theo đúng luật thì cũng không sao. Cái biệt lệ ấy được gọi là "nhất, tam, ngũ bất luận", có nghĩa là chữ thứ 1, chữ thứ 3 và chữ thứ 5 không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật. Còn các chữ thứ 2, chữ thứ 4, và chữ thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật (phân minh), do câu "nhì, tứ, lục phân minh". Những ô để trống là những ô không theo luật.

Câu số
Vần
1

B

T

B


2

B

T

B

B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
    Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Phá Luật
Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp người làm thơ thích phá luật ở chữ thứ hai câu 6, thay vì vần bằng thì lại đổi ra vần trắc; còn chữ thứ tư thì có khi đổi thành vần bằng thay vì vần trắc như thường lệ. Câu 6 cũng được ngắt ra làm hai vế. Chẳng hạn hai câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chữ "cốt" là một chữ thuộc vần trắc, song lại nằm ở vị trí của vần bằng:

Câu số
Vần
1
Mai
cốt
cách,
tuyết
tinh
thần


2
Mỗi
người
một
vẻ
mười
phân
vẹn
mười
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8

Thơ song thất lục bát
Song thất là hai câu bảy chữ nối theo hai câu lục bát. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã được Đoàn Thị Điểm diễn nôm lại bằng thể thơ này. Trong câu bảy chữ trên, chữ thứ ba là vần trắc, chữ thứ năm là vần bình, chữ thứ bảy là vần trắc; trong câu bảy chữ dưới, chữ thứ ba là vần bình, thứ năm là vần trắc, và chữ thứ bảy là vần bình. Hai câu lục bát tiếp sau thì theo luật thường lệ.

Câu số
Vần
1


T

B

T

2


B

T

B

3

B

T

B


4

B

T

B

B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8

     Chàng thì đi cõi xa mưa gió
     Thiếp lại về buồng gối chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
    Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh
Chữ cuối cùng của câu có bảy chữ trên vần với chữ thứ năm của cây bảy chữ dưới, chữ cuối câu bảy chữ ở dưới vần với chữ cuối của câu sáu chữ trong hai câu lục bát tiếp theo, chữ cuối câu sáu chữ lục bát vần với chữ thứ sáu của câu có tám chữ, và chữ cuối của câu tám chữ lục bát vần với chữ thứ năm của câu bảy chữ tiếp theo. Tuy nhiên, chữ cuối câu lục bát tám chữ cũng có thể vần với chữ thứ ba câu bảy chữ, biến đổi âm trong vần chữ này đổi sang vần bình. Do đó, chữ thứ ba trong câu bảy chữ trên có thể là trắc hay bằng.

Câu số
Vần
1




B

T

2


B

T

B

3

B

T

B


4

B

T

B

B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8

Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa
     Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên
Nhủ rồi tay lại trao liền
     Bước đi một bước lại vin áo chàng
Thơ bốn chữ
Nếu chữ thứ hai là vần bằng thì chữ thứ tư là vần trắc.

Câu số
Vần
1

T

B
2

B

T
Chữ thứ
1
2
3
4

Bão đến ầm ầm
Như đoàn tàu hỏa
Ngược lại, nếu chữ thứ hai là vần trắc thì chữ thứ tư là vần bằng.

Câu số
Vần
1

B

T
2

T

B
Chữ thứ
1
2
3
4

Chim ngoài cửa sổ
Mổ tiếng võng kêu
Song nhiều bài thơ không theo luật ở trên.
Bão đi thong thả
Như con bò gầy
Thơ năm chữ
Tương tự như luật của thơ bốn chữ ở trên, song cũng nhiều trường hợp không theo luật.
Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương
Thơ sáu chữ
Dùng chữ cuối cùng, với cách gieo vần như vần chéo hoặc vần ôm:
Vần chéo
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Đỗ Trung Quân - Quê Hương
Vần ôm
Xuân hồng có chàng tới hỏi:
-- Em thơ, chị đẹp em đâu?
-- Chị tôi tóc xõa ngang đầu
Đi bắt bướm vàng ngoài nội
Huyền Kiêu - Tình sầu
Thơ bảy chữ
Do ảnh hưởng của Thất ngôn tứ tuyệt trong thơ Đường, thơ bảy chữ hiện nay vẫn còn mang âm hưởng luật của nó. Có hai loại câu:
Vần bằng

Câu số
Vần
1

B

T

B
B
2

T

B

T
B
3

T

B

T
T
4

B

T

B
B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7

Quanh năm buôn bánmom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Hay gần đây hơn:
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Quang Dũng - Đôi Mắt Người Sơn Tây
Vần trắc

Câu số
Vần
1

T

B

T
B
2

B

T

B
B
3

B

T

B
T
4

T

B

T
B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7

Lẳng lặngnghechúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
Hiện nay, thể thơ này được cải biên và nó chỉ còn là:

Câu số
Vần
1

B

T

B

2

T

B

T

Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
Tô Thùy Yên - Ta về
Thơ tám chữ
Chữ cuối có vần trắc thì chữ thứ ba là vần trắc, chữ thứ năm và sáu là vần bằng

Vần



T

B
B

T
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8
Chữ cuối có vần bằng thì chữ thứ ba là vần bằng, chữ thứ năm và sáu là vần trắc.

Vần



B

T
T

B
Chữ thứ
1
2
3
4
5
6
7
8
Nhưng nhiều lúc cũng không như thế.
Cách gieo vần
Vần tiếp
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ;
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...
Hồ Dzếnh - Ngập Ngừng
Vần chéo
Trong ánh nắng hạt sương dần nhẹ bỗng
Rồi tan vào thoáng đãng trời xanh
Cánh hoa mỏng rập rờn với gió
Có nhớ về hạt sương sớm long lanh?
Hải Kỳ - Giấc mơ
Vần ôm
Đêm Trường Sơn. Lá với nước rầm rì
Hơi đá lạnh nép mái nhà nghe ngóng
Chúng tôi ngồi xòe tay trên lửa nóng
Máu bàn tay mang hơi lửa vào tim
Nguyễn Khoa Điềm - Bếp lửa rừng
Muốn cho thơ tám chữ thêm âm điệu, một số nhà thơ thường gieo vần chữ thứ tám của câu trên với chữ thứ năm hay sáu của câu dưới:
Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng, uất hận gối lên nhau
Cao Tần - Ta làm gì cho hết nửa đời sau?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...